Kết quả tìm kiếm cho "thốt nốt bột Palmania"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 40
Toàn tỉnh An Giang hiện có 152 sản phẩm đã đánh giá và phân hạng theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ 3 sao trở lên. Tất cả đều là sản phẩm đặc trưng của tỉnh, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, phong phú về chủng loại, có minh chứng rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.
Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2024 (tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) vừa kết thúc, An Giang có 2 sản phẩm đoạt giải Hội thi sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSCL năm 2024, gồm: Sản phẩm mắm cá linh chưng của Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang - Antesco (TP. Long Xuyên) và sản phẩm mật thốt nốt bột của Công ty Cổ phần Palmania (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn).
Là địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất tỉnh, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tập trung khai thác dư địa phát triển theo hướng khuyến khích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khai thác giá trị tài nguyên bản địa, phát triển sản xuất xanh, bền vững.
Với tính lan tỏa cao, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ngày càng thu hút, hấp dẫn các chủ thể kinh tế tham gia. Từ sản phẩm bản địa, sản phẩm truyền thống ở làng quê, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), qua gắn nhãn OCOP, tất cả vươn xa hơn về thực tế địa lý và giá trị mang lại.
Sáng 19/4, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang tổ chức họp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đối với 5 sản phẩm đề xuất tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2023 và có ý kiến đối với hồ sơ 2 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng lại sản phẩm OCOP 5 sao - cấp quốc gia (công nhận năm 2020).
Nếu như xây dựng nông thôn mới (NTM) góp phần rút ngắn khoảng cách thành thị - nông thôn thì Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp nâng giá trị đặc sản miền quê, khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa. Khi sản phẩm OCOP khẳng định được uy tín, thương hiệu trên thị trường thì ở những vùng nông thôn, việc làm tại chỗ cũng được tạo ra nhiều hơn, đời sống người dân được nâng lên.
Việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh đã làm thay đổi tập quán sản xuất của người dân, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất - kinh doanh (SXKD) các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở nông thôn. Đồng thời, góp phần nâng cao thu nhập; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển; xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2023, khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn (từ ngày 15 - 19/12/2023). An Giang có 2 sản phẩm, bộ sản phẩm đạt chứng nhận.
Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa, những người con tâm huyết với quê hương An Giang nâng lên thành sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Tự hào hơn, sản phẩm từ đặc sản thốt nốt và xoài cát Hòa Lộc “ghi tên” tại Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023. Từ đó, tạo động lực lan tỏa hàng hóa từ vùng nông thôn An Giang ra cả nước.
Ngày 17/12, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang cho biết, tại Lễ Tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023 và khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, do Bộ Công Thương tổ chức, doanh nghiệp An Giang có 2 sản phẩm được tôn vinh trong số 173 sản phẩm khắp cả nước.
Dù điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhưng huyện miền núi Tri Tôn (tỉnh An Giang) có lợi thế lớn về nông nghiệp, khai thác du lịch (DL) dựa vào thắng cảnh tự nhiên, văn hóa truyền thống, ẩm thực đặc sắc. Huyện có nhiều sản phẩm nông nghiệp tiềm năng phát triển thành sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) gắn với DL.
Ngày 10/8, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt I/2023.